Hoạt động giải cứu người Do Thái khỏi Holocaust Chaim Eiss

Bài chi tiết: Grupa berneńska

Là một trong những người sáng lập đảng tôn giáo Agudat Israel và lãnh đạo chi nhánh Thụy Sĩ, Eiss có mối liên hệ mật thiết với người Do Thái chính thống ở Trung Âu và rất nhanh chóng, ông đã nhận ra mục tiêu của chính sách Đệ tam đối với người Do Thái. Từ năm 1940, ông đã phối hợp vận chuyển trái phép thư từ giữa các khu trại tập trung tại các khu vực Ba Lan bị chiếm đóng và các văn phòng của tổ chức Agudat ở London, New YorkIstanbul. Mục tiêu chính của ông là đưa được càng nhiều người Do Thái trốn ra ngoài vòng đô hộ của Đức quốc xã càng tốt.

Eiss đã tạo ra một mạng lưới vận chuyển trái phép tài liệu, bao gồm ảnh hộ chiếu, thư và giấy chứng nhận quốc tịch bất hợp pháp. Thông qua các chiến sĩ phong trào kháng chiến, cộng đồng người Do Thái và các thành viên tham nhũng của chính quyền Đức, những tài liệu này được đưa vào trong các khu trại tập trung thuộc khu vực Ba Lan bị chiếm đóng. Trong những năm 1941- 1943, ông là một trong những người tài trợ cho việc mua hộ chiếu bất hợp pháp của các nước Mỹ Latinh. Những người có bản sao hộ chiếu được miễn trục xuất đến các trại hủy diệt và thay vào đó được gửi đến trại ở VittelPháp hoặc đến tiểu trại thực tập ở thành phố Bergen-Belsen, nơi họ chờ đợi để trao đổi tới các trại thực tập của Đức ở các nước Đồng minh.

Vào tháng 5 năm 1943, ông đã bị cảnh sát Thụy Sĩ thẩm vấn. Lời khai của ông có vai trò chính trong việc sản xuất hộ chiếu đối với các nhà ngoại giao của Đại sứ quán Ba Lan tại Bern và là một trong những nguồn thông tin quan trọng nhất để các nhà điều tra dựng lại quá trình sản xuất hộ chiếu. Eiss làm chứng rằng ông đã chuyển tiền hối lộ cho lãnh sự Ba Lan Konstanty Rokicki, để người này tiếp tục chuyển số tiền đó cho lãnh sự danh dự của Paraguay - người đã mua hộ chiếu trống và giao chúng cho họ [3]. Những lời chứng khác cho thấy ông đã không trực tiếp làm điều đó, mà thông qua một nhân viên lãnh sự quán Do Thái, Juliusz Kühl. Người này sau đó cũng tham gia vận chuyển hộ chiếu đến Bộ phận lãnh sự của Cộng hòa Ba Lan, và Rokicki điền tên của những người trong danh sách do Eiss cung cấp vào những hộ chiếu này. Sau đó, các mẫu đơn được hoàn thành một cách chuyên nghiệp đã trở lại lãnh sự danh dự của Paraguay, nơi Hügli đính kèm một con tem cho họ và ký tên. Sau đó, như một công chứng viên, ông đã tạo ra một bản sao và sao y bản chính. Không có bản gốc nào được vận chuyển trái phép vào các khu trại tập trung mà chỉ có bản sao hộ chiếu.

Trước khi cảnh sát kịp bắt Eiss, họ đã thẩm vấn (vào tháng 1 năm 1943) Lãnh sự danh dự của Paraguay - Rudolf Hügli và Juliusz Kühl, những người thừa nhận đã tham gia vào hoạt động này (Hügli cũng nhận hối lộ từ Ba Lan). Một vài nguyên nhân dẫn đến sự cố này có thể là do mật vụ Đức Gestapo có được thông tin về trại tập trung Będzin, một báo cáo từ một lãnh sự khác của Paraguay, thông tin được Đức gửi tới chính quyền Thụy Sĩ hoặc thực tế là một số người mang hộ chiếu đã đến Thụy Sĩ.

Kế hoạch liên quan đến việc chuyển tiền hối lộ có tổ chức giúp việc giữ bí mật hoạt động trong vài tháng diễn ra dễ dàng hơn, và - sau khi thất bại - đã cho phép nhà ngoại giao Ba Lan, ông Alexanderr Łados bảo vệ thỏa thuận với chính quyền Thụy Sĩ. Ładoś lập luận rằng việc làm giả được thực hiện trong lãnh thổ thuộc quyền tài phán của Ba Lan và hơn nữa, việc gửi các bản sao hộ chiếu giả được chứng thực không cấu thành tội vi phạm theo luật Thụy Sĩ. Sau sự can thiệp của nhà ngoại giao Ba Lan, chính quyền đã kiềm chế hành động chống lại những người Ba Lan và Do Thái tham gia hoạt động này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vào mùa thu năm 1943, thất bại của Đức trong chiến tranh dường như là chắc chắn.